Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
    Tin Việt Nam
EU đồng hành với sự phát triển bền vững của Việt Nam
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Truyện Ngắn
Vòm trời đêm
Chiếc xe bus dừng lại bỏ khách xuống. Từng đoàn người lục đục bước chân theo nhau. Tiếng máy xe ỳ ạch nặng nề, thêm mùi dầu xăng nhớt nồng nặc quyện tới mũi thật khó chịu. Tôi vẫn còn ngồi lại trên xe ngập ngừng không muốn bước xuống con đường khá quen thuộc của mọi ngày.

 


 


 


Đôi mắt ông tài xế đăm đăm liếc qua tấm kính chiếu hậu nhìn tôi thật lâu vẫn chưa chịu lái đi. Dường như đã quen thuộc với những khách đi xe bus hàng ngày, ai lên ai xuống xe ông đều nhớ rõ. Ông cố tình nhắc nhở tôi, đấy trạm cuối cùng. Biết ý, tôi uể oải đứng lên, người chao đảo gật đầu chào từ biệt ông ta.

 

Đứng bên lề đường, chính tôi cũng không hiểu mình muốn đi về phía nào. Căn nhà chỉ cách hai con đường nhỏ, nhưng tôi ngại ngùng không dám cất bước chân. Thông thường mỗi buổi chiều về sau giờ làm việc, rời xe bus chân tôi bước đi thật nhanh mong gặp đứa con gái đứng bên thềm chờ mẹ. Nhưng chiều nay lòng tôi phân vân lạ thường, những điều khá nan giải trong lòng khiến tôi không thể nào xoay người bước theo hướng căn nhà hiện đang có đứa con đang trông chờ mẹ về.

 

Một nỗi u uất, đau đớn thấm sâu trong lòng, tôi chỉ biết ôm mặt than thầm. Qua kẻ tay của những ngón tay gầy gò, tôi chỉ thấy toàn màu đen tối. Về nhà, căn nhà đang chờ đón tôi bằng những hành động của kẻ vũ phu. Vết thương trên người đêm qua thấm đậm trên thịt trên da. Hình như không chịu đựng cú đấm cú đá lên người, tôi đã la lớn lên xin Đoan dừng tay, nhưng không còn kịp nữa, Đoan lại đấm mạnh bổ lên đầu và tôi ngất xỉu nằm luôn một chỗ cho đến buổi sáng thức dậy, cả thân thể tôi bầm tím đau nhức. Hai ba lần gượng gạo ngồi dậy, tôi mới với tay được vào thành tường đi vào phòng tắm. Nước mắt chan lẫn giòng nước xỏa lên người, tôi nhìn lên thân thể mình và tôi đã không còn là tôi nữa. Hình hài của một kẻ khốn khổ, chẳng khác gì hình hài của người tù Do thái năm xưa bị đầy đọa.

 

Ngẩn nhìn lên màu trời chiều bạc thếch u ám. Hơi lạnh của thời tiết những ngày cận tết thấm vào người, qua lằn vải khiến tôi rùng mình. Sáng, đi làm vội vàng ra khỏi nhà nên quên đem theo chiếc áo ấm. Tôi co ro bước chân run rẫy vì lạnh. Ngang qua con đường nhỏ vào nhà, tôi đã bước nhanh như trốn chạy băng theo hướng về cầu Sơn.

 

Thường ngày, vài cầu không quá cao đối với cái nhìn của tôi, nhưng sao chiều nay dường như vài cầu nhô cong lên cao hơn. Tôi đứng vịn tay vào thành sắt, tay tôi như chạm phải tảng nước đá, cái lạnh thấm sâu xông thẳng tận vào lòng. Nước dưới cầu vẫn thản nhiên chảy không vướng bận một chút ưu phiền như tôi. Đám bèo xanh xen lẫn màu hoa tím nhạt trôi lênh đênh theo giòng nước. Sực nhớ đến khuôn mặt con còn nhỏ dại, lòng tôi chợt quặn đau. Không biết giờ này con tôi còn đứng bên bực thềm trông chờ tôi không hay đã líu lo trò chuyện với bà nội của nó. Nghĩ đến con, nước mắt tôi tuông chảy lúc nào không hay, nhưng có lẽ tôi không còn cách nào hơn được nữa, đành phải làm như ý định sẵn có trong đầu..                                                                                                         

...Chen lấn mãi, tôi mới lọt hẳn vào được trong đám sinh viên, tìm một khoảng nho nhỏ chỉ đủ cho tôi chụm hai chân để nhón gót ghi tên mình lên tấm bảng cho những môn học cần thiết muốn hụt cả hơi. Chỉ chừng vài phút, sau lưng tôi tấm bình phong người chen lấn ập đập mạnh vào. Tôi luống cuống chưa biết làm sao thoát ra ngoài, thì mặt tôi đã chà mạnh vào tấm bảng. Chợt có hai cánh tay choàng qua ôm vai tôi rồi kéo nhanh ra khoảng đất trống. Tôi hoảng hồn chưa hết sợ hãi, một giọng nói bên tai:

 

- Cố gắng vượt qua bên kia đường, kẻo họ đạp cả lên người. Cầm lấy tay tôi đây này.

 

Tôi không còn một chút phản ứng nào hơn, nắm vội lấy tay người thanh niên vừa kề miệng nói khẻ. Anh ta đẩy mạnh tôi ra khỏi đám đông. Vừa qua được bên đường ngoái đầu nhìn lại, bấy giờ tôi mới hoàn hồn. Bên kia, chỗ tôi đứng ghi tên vừa rồi, đã có khoảng đâu chín mười người xô nhau té nhào ra đất. Tấm bảng ghi tên sinh viên đè nặng lên họ. Có tiếng rên nhỏ. Tôi rùng mình không dám nhìn. Người thanh niên nhìn tôi lắc đầu:

 

- Ghi tên đi học kiểu này chết cái chắc. Nhìn lên tấm bảng lung lay không vững, tôi đã biết thế nào cũng sập xuống đè lên người. Hy vọng không ai bị thương nặng. Cô may mắn lắm đó, nếu tôi không nhìn vào chỗ cô đứng, chắc hẳn giờ này cô cũng nằm rẹp dưới đất như họ kia kìa.

 

Vừa nói, anh ta vừa chỉ qua đám người. Nghe anh ta nói, tôi mới có dịp nhìn lên. Người thanh niên nhìn tôi như thôi miên, tôi bối rối vội vàng tránh đôi mắt, cúi mặt không nhìn lại. Anh đưa tay lên phủi những cọng cỏ vướng trên người, cất tiếng:

 

- Cô coi kìa, vết sướt trên mặt cô đang rướm máu. 

 

Nghe anh nói, tôi rờ tay lên má phải, nghe đau rang rát. Anh nắm tay tôi kéo về hàng xe gắn máy đang đậu dọc bên lề đường. Băng qua hàng chục chiếc, anh dừng lại chiếc xe màu đen, thả tay tôi ra, anh mở yên xe cầm lấy bình thuốc nhỏ trên tay thấm lên miếng bông gòn, anh nói:

 

-Cô chịu khó tí nhé để tôi bôi thuốc sát trùng lên vết sướt, có lẽ rát lắm đó.

 

Tôi gật đầu. Anh thoa nhẹ miếng bông lên má, tôi nhăn mặt. Anh vừa thoa vừa thổi nhẹ lên vết xướt. Thấy cử chỉ của anh, tôi bật cười nhớ lại ngày còn bé. Mỗi lần tôi bị té ngã xây xát trên người, mẹ tôi cũng làm một cử chỉ giống như anh.

 

Đang thoa thấy tôi cười, anh dừng tay cười theo:

 

- Cô gan lắm đó, đau vẫn còn cười được.

 

Chưa hết cười, tôi bảo:

 

- Cử chỉ của anh làm cho tôi nhớ đến mẹ tôi. Bà cũng làm giống hệt như anh. À! Tôi thấy anh thật cẩn thận, vừa đi xe vừa có đủ dụng cụ cứu cấp đem theo.

 

- Không phải thế đâu cô, đây là nghề của tôi. Bất cứ lúc nào tôi cũng phải có những thứ lỉnh kỉnh này bên người.

 

-Vậy anh là bác sĩ hay sao.

 

- Cũng gần giống như thế, còn một năm nữa mới ra trường. Tuy nhiên đem theo những thứ cần thiết này lỡ như mình bị xe bạn đụng chảy máu đem ra xài, khỏi phải đi vô nhà thương. Nhìn lỉnh kỉnh nhưng rất thực dụng.

 

Chừng như chợt nhớ đến điều gì anh ngước nhìn tôi, hỏi:

 

- Ồ! Tôi thật vô tình, quên mất hỏi tên cô. Còn tôi tên Đoan, Phạm Đoan. Còn tên cô?

 

Anh nheo mắt nhìn tôi. Bây giờ tôi mới thật sự tìm lại nỗi bình tỉnh trong lòng để nhìn rõ nét mặt của người thanh niên tên Đoan.

 

Anh ta có nụ cười vừa thân thiện vừa dễ thương. Không ngần ngừ, tôi đáp:

 

- Nhã.

 

Tên cô nghe thật hiền lành. 

 

Đoan hỏi tôi ở đâu dùng phương tiện gì để đến đây ghi tên, Đoan đề nghị đưa tôi về nhà và tôi gật đầu đồng ý.

        

Lần sau đó, tôi cảm nhận được nơi Đoan với bản chất trung thực và hiền hậu và chúng tôi yêu nhau không hề rời xa nhau. Đoan đưa đón tôi mỗi ngày. Năm đầu tiên tập tểnh bước vào trường đại học, tôi thực thụ đã trở thành cô sinh viên. Không biết vì tình yêu Đoan dành cho tôi quá ư đậm đà hay hiểu rõ những môn học, tôi nổi tiếng sinh viên giỏi của trường trong năm học. Tên tôi dường như các giáo sư đều biết đến.

 

Thế rồi sau những lần hò hẹn, tôi đưa Đoan về nhà giới thiệu với ba mẹ tôi, hai ông bà chấp nhận Đoan ngay phút đầu tiên. Chẳng mấy khác gì tôi, nhất là mẹ, bà thương Đoan bảo tôi may mắn gặp người thương yêu tôi và tôi cũng nghĩ như thế.

 

Tình yêu trong những ngày bên nhau như những nốt nhạc đẹp, âm điệu nào cũng nhẹ nhàng, êm ái. Bạn bè nhìn tôi với đôi mắt thèm muốn. Họ bảo tôi được tình yêu như thế, làm cho người tôi trở nên xinh xắn, năng động hơn.

 

Đoan ra trường sau một năm chúng tôi gặp nhau, ngày nhận mảnh bằng trong tay, Đoan đưa tôi về nhà ra mắt mẹ. Mẹ Đoan ít nói, nụ cười mím trên đôi môi mỏng của bà khiến cho tôi cảm thấy lo sợ, tuy nhiên nhờ có Đoan bên cạnh, anh cười nói nên tôi an tâm hơn. Bà bắt tôi ở lại ăn cơm trưa và hỏi han về gia cảnh tôi. Mẹ Đoan chỉ mỗi mình Đoan, nên bà rất cưng Đoan. Nhưng với tôi, cái cảm giác về bà tôi thật không biết nên nói gì. Tôi nhớ mẹ vẫn nói với tôi rằng đừng nhận xét gì về người lạ mình vừa gặp, không chính xác lắm đâu. Nhưng khi bà nhìn tôi bằng đôi mắt dò xét, khiến cho lòng tôi cảm thấy nao nao lo sợ. Nhưng rồi mọi lo âu dường như tôi không còn để ý đến, bởi tôi có Đoan.

 

Đám hỏi của tôi không lâu sau khi gặp mẹ Đoan, bà nói với mẹ tôi:

 

- Thôi chúng nó thương yêu nhau, mình cũng mừng. Tôi cũng đang mong cháu lập gia đình. 

 

Tôi nhận chiếc nhẫn đính hôn của Đoan đeo trên ngón tay luống những bồi hồi, sung sướng. Chỉ một người rất im lặng trong buổi đám hỏi của tôi là ba tôi, ông không tỏ ra vui mừng như mẹ. Tôi cảm thấy ba hôm đó ít nói, nụ cười không được vui như mọi ngày. Không hiểu vì điều gì, nên lúc nhà Đoan chào từ giả ra về, tôi ôm chầm lấy ba tôi:

 

- Dường như ba hôm nay không được vui phải không ba?

 

Ba ôm tôi cười gượng gạo:

 

- Sao không vui cho được, con gái lớn có người đi hỏi là điều làm cho ba cảm thấy vui mừng rồi. Đừng suy nghĩ nhiều, hôm nay là ngày vui của con, có lẽ ba phải vào uống với mẹ ly rượu mừng mới được.

 

Ông trách đôi mắt tôi đang nhìn ông dò xét. Mẹ tôi vô tư, bà ôm chầm lấy ba tôi nở nụ cười đầy mãn nguyện:

 

- Thôi, con đã gần như yên bề gia thất rồi, âu đây cũng là điều mẹ mong ước. Đoan sẽ mang cho con nhiều hạnh phúc, mẹ nghĩ như vậy.

 

Bà quay ôm ba tôi:

 

- Phải không mình?

 

Ba tôi không nói ông chỉ gật đầu.

 

Dần dần tôi trở nên gần gũi với mẹ Đoan nhiều hơn. Từ những sắm sửa trong nhà cho đến chiếc áo bà cũng muốn tôi đi theo giúp bà thêm ý kiến. Cứ mỗi lần đi với mẹ Đoan về tôi lại kể cho mẹ hay. Mẹ mừng thầm cho tôi đã làm những điều vừa ý mẹ chồng. Riêng ba vẫn âm thầm trong im lặng.

 

Tám tháng sau, như ý muốn của Đoan, tôi đã trở thành vợ của ông bác sĩ. Đám cưới của tôi do một tay mẹ Đoan lo sắm. Bà không cần hỏi loại nhẫn nào tôi thích hoặc tiệc cưới tổ chức ở đâu. Tôi vui sướng cứ để bà lo liệu và quyết định, bởi vì tôi được Đoan yêu quý. Chính mẹ Đoan cũng nói như vậy, nhưng có đôi lúc đùa vui, bà bảo chìu vợ tí teo thôi nhé, nay mai thương vợ không khéo quên mất luôn mẹ, chẳng còn nhớ tới nữa. Mỗi lần bà nói, Đoan cười ôm chầm lấy mẹ:

 

- Con không nhớ đến mẹ, còn ai vào đây!

 

Trong ngày cưới, mẹ Đoan cười mỉm nói trong bữa tiệc:

 

- Mai này mẹ hy vọng Nhã sinh một đàn cháu cho mẹ nhé! Vừa trai, vừa gái.  Chứ không phải một hai đứa đấy.

 

Ba tôi nhìn về phía tôi đứng, ông cười ngất ngưỡng:

 

- Nhã, mẹ chồng con muốn sinh nhiều con không sao, nhưng phải ráng cho được mảnh bằng cầm tay con nhé. Nhớ đấy.

Mọi người đều ồ ra cười, nhưng riêng phần ba thì không, nói xong nét mặt đã thay đổi, ba trở lại im lặng như mỗi ngày.  

 

Một năm trôi qua, Đoan vẫn âu yếm ân cần săn sóc tôi mặc dầu đôi khi Đoan nhìn thấy được vẻ mặt không mấy vui của mẹ, nhưng Đoan không che đậy tình yêu thương Đoan dành riêng cho tôi.

 

Sung sướng sống ngập tràn trong hạnh phúc, tôi không mong muốn gì hơn. Ba tháng sau ngày cưới tôi đã mang bầu đứa con đầu lòng. Mẹ Đoan mừng khôn xiết, bà chăm lo cho tôi từng món ăn, giấc ngủ. Cho mãi khi đứa bé ra đời, bà nhìn nó bằng đôi mắt dững dưng. Đoan không hiểu và cả tôi cũng chẳng hiểu vì sao. Bà không còn nấu cho tôi những món ăn như trước. Cũng chẳng hề đá đụng đến đứa bé. Càng ngày nó lại càng giống Đoan như giọt nước. Đoan lại khác hẳn, đi làm về lo cho con, thay tả cho đứa bé.

 

Sinh xong, chờ cho con khỏe mạnh, tôi trở lại công việc hàng ngày. Ở nhà có mẹ Đoan và người giữ bé, khiến cho tôi yên tâm hơn. Rồi tôi lại mang bầu đứa bé thứ hai chỉ trong vòng tám tháng sau. Lần nầy tôi cầu mong sinh cho mẹ Đoan đứa cháu trai, nhưng niềm hy vọng của tôi không bao lâu thì đứa bé không giữ được. Mẹ Đoan mắng tôi lo làm không chịu nghỉ ngơi nên hư thai. Duy chỉ Đoan không đồng ý, vì Đoan là bác sĩ, anh bảo:

 

- Không phải thế đâu mẹ. Cái bào thai không giữ được là vì thai quá yếu chứ không phải Nhã làm nhiều như mẹ nói.

 

Chỉ chừng một câu nói đó thôi đã khiến cho mẹ Đoan giận dữ, bà khóc bù lu bù loa. Mắng thẳng Đoan là thứ mất dạy, bất hiếu chỉ biết nịnh vợ chứ không bênh vực mẹ.

 

Tôi không biết phải nói sao cho bà vừa lòng, chỉ biết trốn mặt vào phòng ngủ, ngồi ôm con để suy gẫm câu nói vừa rồi của Đoan. Tôi cũng chẳng hiểu nỗi được, đành câm lặng.

 

Hình như mỗi ngày, không khí trong gia đình gay gắt hơn. Đi làm về tôi muốn ra bếp trò chuyện, nấu nướng với mẹ Đoan, nhưng hể mỗi lần tôi ra bếp là mỗi lần bà đều bỏ vào phòng. Tôi sợ nhất là đôi mắt của mẹ Đoan nhìn tôi, như một kẻ xa lạ, lạnh lùng khó tả.

 

Có lần tôi nắm tay mẹ Đoan, tôi nhẹ giọng:

 

- Mẹ, nếu con có lỗi xin mẹ dạy dỗ con. Con không biết đã làm điều gì khiến cho mẹ buồn.

 

Bà hất mạnh tay tôi, đôi môi mím chặt:

 

- Giờ này cô là vợ là mẹ của con tôi rồi. Cô cứ để yên như thế, vì nếu tôi có nói ra câu nào, thằng con tôi sẽ trách mắng tôi tội nghiệp. Cô cứ đi làm, cứ ăn mặc sang trọng còn phần tôi ở nhà lo cơm nước, hầu hạ con tôi và cô là đủ lắm rồi.

 

Tôi ngậm ngùi khóc trước mặt bà. Tôi cúi đầu xin lỗi không biết bao nhiêu lần, nhưng bà vẫn không quay mặt nhìn lại cho mãi đến lúc Đoan về. Không khí trùm phủ trong nhà nặng nề. Buổi chiều không thể nào bưng bát cơm nuốt vào trong bụng, tôi đành ngồi lại trong phòng ôm con mà khóc. Tôi suy nghĩ rất nhiều, cớ gì bà mẹ chồng tôi bỗng dưng cay đắng, lạnh lùng với tôi.

 

Đoan cũng cùng chung tâm trạng như tôi, Đoan nuốt vội miếng cơm vào phòng hỏi tôi chuyện gì đã xảy ra. Tôi không biết làm sao trả lời, bởi tôi đâu biết rõ nguyên nhân, động lực nào để mẹ Đoan phải là như thế. Tôi chỉ còn biết khóc mà thôi. Đoan ngồi ôm đầu suốt buổi tối. Tôi suy nghĩ mãi, mới đem ra nói với Đoan:

 

- Hay là em nghỉ việc để ở nhà phụ mẹ.

 

Đoan nhìn tôi:

 

- Anh nghĩ ở nhà đã có người giữ con. Mẹ đâu vướng bận gì cháu đâu. Em cứ để mặc anh khuyên mẹ. Nếu lúc này em nghỉ ở nhà, mẹ và em suốt ngày nhìn nhau cũng không phải là lối giải quyết hay đâu.

 

Nghe Đoan nói như vậy, tôi tạm yên tâm. Nhưng không khí mỗi ngày mỗi nặng nề hơn. Một buổi sáng tình cờ thức dậy sớm, tôi nghe giọng mẹ Đoan gay gắt:

 

- Tôi đã bảo, anh không kiếm được thắng con trai, thì cứ ly dị cho xong. Chắc gì nó sinh nở nữa. Hư thai hai lần rồi, tôi không nghĩ cô ta có thêm đứa con nào nữa, không lẽ anh cứ để như thế sao, không lẽ không có đứa con trai nào. Tôi phải có cháu để nối dõi tông đường chứ.

 

Không nghe Đoan nói gì. Tôi lại nghe giọng mẹ Đoan:

 

- Anh là bác sĩ, có bỏ cô này thì anh vẫn lấy được cô vợ khác kia mà. 

 

Tôi nghe xong, cứng cả người. À! Thì ra thế, vì tôi không sinh được đứa con trai nào cho Đoan, chỉ mỗi đứa con gái. Thật tội nghiệp cho con tôi. Tôi ôm bụng khóc không thành tiếng. Tôi lo sợ. Suốt ngày làm việc, tay chân tôi lạnh cứng, tôi chỉ sợ mất Đoan.

 

Ngày kỷ niệm con đầy hai tuổi, Đoan vắng mặt không có nhà, khiến tôi đứng ngồi không yên. Hết gọi đến bệnh viện đến gọi điện thoại cầm tay của Đoan, nhưng gọi mãi hoài Đoan vẫn không trả lời. Ruột gan tôi rối bung, tâm trí tôi lùng bùng. Mãi đến khuya Đoan mới bước chân về nhà. Mùi rượu trên người Đoan xông lên nồng nặc. Mẹ Đoan hét lên khi thấy Đoan:

 

- Vợ chồng con làm sao thế. Sao hôm nay lại sặc mùi rượu. 

 

Mẹ Đoan quay lại nhìn tôi đứng sau lưng bà:

 

- Cô làm thế nào khiến con tôi bày vẻ uống rượu. Từ nhỏ đến lớn có bao giờ nó uống mấy thứ này đâu. Bổn phận của cô là như thế sao.

 

Tôi câm nín dìu Đoan vào phòng, nhưng bất chợt anh quay người lại tát lên mặt tôi. Tôi sững sờ nhìn Đoan. Đây là lần đầu tiên Đoan dơ tay đánh tôi. Đôi mắt tôi mở lớn nhìn Đoan vì bất ngờ. Mẹ Đoan hất mạnh tay tôi dành  Đoan dìu anh nằm xuống chiếc ghế bên cạnh. Đoan lè nhè mãi một lúc rồi nhắm mắt ngủ như đứa bé. Mẹ Đoan cầm tay con, bà đưa mắt đuổi tôi về phòng.  

 

Sáng hôm sau, Đoan mở mắt trở dậy nhìn thấy tôi, Đoan ôm chầm lấy tôi xin lỗi rối rít. Đoan cũng không hiểu vì sao lại đánh tôi như thế.

 

Tôi biết Đoan lỡ tay, nên cũng vui cười xí xóa.

 

 - Em không trách anh. Đêm qua trên người anh toàn mùi rượu. 

 

Tôi cố tình nhắc lại cho Đoan nhớ. Anh lại xin lỗi. Cuộc sống giữa hai vợ chồng tôi càng ngày càng xa rời nhau. Đoan đi làm có nhiều đêm đến khuya mới về nhà. Tôi có hỏi, Đoan bảo công việc ở bệnh viện phức tạp, quá nhiều bệnh nhân. Những điều

Đoan nói không làm cho tôi an tâm, mà lại lo lắng nhiều hơn. Dạo nầy, tôi hư hao không còn như trước. Đêm nằm xuống suy nghĩ vẫn vơ đủ điều. Hơn tháng nay, tôi và mẹ Đoan ít gặp mặt nhau. Cứ mỗi ngày về đến nhà, người làm cho biết bà đã dùng cơm chiều rất sớm, nằm coi ti vi không muốn ai làm phiền. Rất nhiều lần tôi đến cửa phòng của bà gõ cửa xin vào gặp, nhưng bà nín thinh không trả lời, đành chịu.

 

Đoan khá thay đổi trong thời gian ngắn. Tôi cũng ít có dịp nói chuyện với Đoan. Buổi sáng khi tôi rời nhà Đoan vẫn chưa ngủ dậy. Tối đến Đoan về nhà không mấy khi trước mười hai giờ. Nhiều đêm thao thức chờ Đoan, nhưng khi Đoan về đến khoát tay bảo anh mệt. Tôi tôn trọng Đoan trong công việc của anh nên không làm phiền. Tôi phập phồng lo sợ, không hiểu liệu tôi và Đoan sẽ sống bên nhau được bao lâu nữa, nếu tình trạng này mãi hoài như vậy.

 

Cuối cùng niềm lo sợ của tôi rồi phải đến. Đoan không còn đi về khuya như trước. Thay vì đó, Đoan giận dữ dễ dàng, bao nhiêu nỗi bực tức trút hết lên người tôi mỗi ngày. Hể tôi mở miệng biện hộ cho mình, thì chỉ mang cái khổ mà thôi. Những trận đòn Đoan đổ ập lên người tôi càng nhiều hơn trước. Lắm khi tôi nhìn Đoan không thể hiểu nỗi, Đoan có học, mà lại là bác sĩ nhưng cách đối xử của Đoan chẳng khác nào người vô học. Đoan thay đổi một cách lạ lùng. Về phần tôi cắn răng chịu đựng, không dám thổ lộ cho bất cứ ai, kể cả mẹ. Lâu lắm tôi không về nhà thăm ba mẹ, sợ đem chuyện buồn của tôi và Đoan khiến ba mẹ tôi buồn lây. Người tôi gầy gò xương bọc lấy da chẳng còn giống ai. Dường như mỗi tuần tôi ăn những trận đòn nhiều hơn ăn cơm. Từng trận đánh nầy qua trận đánh khác. Đoan không còn là Đoan trước đây. Tôi vì thương Đoan nên cúi đầu chịu đựng. Nhưng mẹ Đoan bà lộ vẻ hân hoan khi nhìn Đoan đánh tôi tới tấp. Tôi không còn sức chống cự, để mặc Đoan hành hạ. Lạ là mỗi lần đánh xong Đoan tỏ vẻ ân hận, nhưng rồi đâu cũng vào đấy không thay đổi.

 

Đã mấy tháng không về thăm nhà, tôi không muốn ba mẹ biết rõ nỗi khổ của tôi đang lâm phải. Về đem chuyện buồn phiền chỉ gây thêm buồn đau cho ba mẹ tôi nên tôi đã lẫn tránh. Ba tôi đến tận chỗ làm thăm con. Nhìn thấy ông tôi cố gượng vui nhưng rồi những giòng nước mắt lả chả rơi không ngưng nỗi. Không cần biết mọi người chung quanh đang hướng về phía chúng tôi đứng, ông ôm chầm lấy tôi khóc lên nghẹn ngào. Tôi nhào vào lòng của ông khóc òa. Nỗi buồn phiền òa vỡ, những ấm ức trong lòng tuông ra theo giòng lệ. Ông bảo tôi khóc đi, khóc phơi ra hết những sầu khổ mà tự lâu nay tôi cố tình chôn dấu. Ông biết tất cả chuyện của tôi và Đoan. Ông bảo:

 

- Ba đã hiểu từ ngày con về làm dâu người ta, nhưng ba vẫn hy vọng Đoan đối xử con tốt chứ không như phải ngày hôm nay.

 

Ông đẩy tôi ra nhìn tôi rồi ông ôm chặt tôi vào lòng:

 

- Không lẽ số phận đưa đẩy con ra nông nỗi này. Ngày ba gặp mẹ Đoan, ba đã có ấn tượng không mấy tốt về người đàn bà này.

 

Tuy nhiên, con đã thương Đoan như vậy làm sao ba ngăn cản được. Cho nên ba muốn con phải học hết bậc đại học để kiếm cho con mảnh bằng trong tay lỡ như có chuyện không may, con còn có thể nuôi con. Thương con, ba mẹ không biết phải làm gì được cho con, ba chỉ ao ước có một phép lạ nào đó thay đổi Đoan mà thôi. Hai năm qua, nhìn con hình hài quá thay đổi khiến ba không ăn không ngủ, nhưng chẳng biết làm sao hơn. Mẹ cũng muốn ba đưa đến đây thăm con, nhưng ba biết mẹ sẽ không chịu đựng nỗi khi nhìn thấy con như thế này, nên ba đã ngăn cản mẹ.

 

Ông nắm lấy cánh tay gầy guộc của tôi mà khóc. Vềt bầm trên tay vẫn còn nguyên vẹn, nên tôi đã rên khẻ khi ông đụng đến. Ông đã ngồi với tôi thật lâu, tôi cố nén lòng mình không để tiếng khóc vuột ra khỏi cổ họng. Lúc đưa ông ra về, tôi đứng nhìn ông với cõi lòng nát tan... 

                                 

Những đoàn xe chạy ngược chiều bóp còi inh ỏi đã không khuấy động được lòng tôi. Đêm tối dần, dường như mực nước đã lên cao hơn buổi chiều. Giòng sông lấp lánh ngọn đèn vàng dọi xuống. Tôi đứng đây cũng đã thật lâu, miệng lẩm bẩm khóc chào ba mẹ, hối tiếc đứa con gái, không hiểu giờ này nó ra sao, nhưng thôi mọi chuyện đã hết thật rồi. Tôi bất lực, đành xuôi tay theo giòng nước mà thôi.

 

Nghe  mằn mặn trên môi, nuốt vội nuớc mắt, tôi nhích đôi chân sát lề cầu, nước dưới cầu trong đêm đen như mực. Tay tôi buông thỏng, mắt tôi nhắm nghiền và cả người tôi hụt hẫng ngã chúi  xuống. Nhưng bỗng có bàn tay gầy gò nào ôm choàng người kéo mạnh tôi ngã xuống bên lề đường. Tôi hoảng hốt, nhìn lại. Người đàn ông lạ đang ôm cứng tôi, ông la lên trong tiếng thở như đứt đoạn:

 

- Cô, sao cô làm chuyện dại dột như thế. Tôi quan sát cô khá lâu, biết ý định của cô khi bước đến bên cầu. Nhưng không chắc lắm. Tại sao cô phải làm như thế chứ! Gia đình cô ở đâu. Cha mẹ còn chứ? Cô có gia đình chưa. 

 

Ông ta hỏi dồn dập, trong lúc đầu óc tôi bàng hoàng chưa định trí. Một lúc tôi mới hoàn hồn, tôi cố gỡ tay người đàn ông lạ, nhưng hai bàn tay ông bấu cứng lấy không cho tôi nhúc nhích. Bất chợt tôi ngã oạch lên vĩa đường gục đầu vào vai ông ta bật khóc nức nở. Ông đỡ tôi ngồi dậy, đưa tay hất mái tóc rũ rượi trên mặt tôi:

 

- Cô cứ khóc đi cho vơi hết những gì ấm ức trong lòng. Cô còn non trẻ, không chịu suy nghĩ làm gì những chuyện dại dột như thế. Cô có gia đình chứ?

 

Tôi khóc nhìn ông gật đầu.

 

- Thế thì không lẽ tim cô khô cạn rồi sao. Cô có biết nếu cô buông xuôi cuộc đời như thế, cô bỏ lại biết bao nhiêu người khổ đau không. Cô chết thì đã yên phận, nhưng còn người thân thì sao. Tôi để ý cô suốt buổi chiều, cô có hay tôi đạp xe xích lô để nuôi đứa con tật nguyền đang nằm lăn lóc ở nhà, không ai trông coi, nhưng tôi không đành bỏ đi để phải nhìn cô từ bỏ tuổi thanh xuân dưới giòng sông đục ngầu như thế. Cô ạ! Mọi chuyện trên cõi đời này đều có thể giải quyết êm đẹp, không việc gì cô buông tay như vậy. Dường như cô đã có chồng. Tôi thấy chiếc  nhẫn trên ngón tay cô, nên nghĩ như vậy thôi. Cô vẫn còn bố mẹ chứ? 

 

Tôi nhìn ông già, không nén được cõi lòng tan nát của mình, nên đem hết mọi chuyện buồn kể cho ông nghe. Ông vỗ về, thoa nhẹ bàn tay tôi:

 

- Nếu đã thế, cô lại càng phải sống hơn để còn chăm sóc con nữa chứ. Nó đang mong chờ cô ở nhà. Không ai có thể thay thế con bằng người mẹ. Đứa con tôi tuy tật nguyền, nhưng khi mẹ nó qua đời, mặc dầu nói không được, nhưng những cử chỉ của con, tôi biết nó đau đớn lắm. Gần như cả năm trời, đôi mắt lúc nào cũng trông nhìn vào hình của mẹ nó.

 

Ông vừa nói, đưa bàn tay xương xẩu quẹt nước mắt. Tôi nhìn ông nghẹn ngào. Nỗi khổ của ông chẳng kém gì nỗi buồn trong lòng tôi. Tôi chợt nhớ vẻ mặt của con nhìn tôi khi trên người tôi hứng những trận đòn của Đoan phủ lấy, nó rờ nhẹ lên giòng nước mắt trên mặt tôi bằng cái nhìn e dè thương cảm. Từ bấy lâu nay, tôi cứ ngỡ con tôi không hề biết nhưng nay bác đạp xích lô cứu tôi ra khỏi cơn mê đã đánh thức tỉnh tôi dậy. Tôi không còn nhớ nỗi vẻ mặt hiền hậu của Đoan nữa ngày nào, chỉ có hình ảnh với vẻ giận dữ ghê người của Đoan, của bà mẹ chồng mà thôi. Họ như những ngọn sóng cuồng loạn lôi kéo tôi. Hạnh phúc ngày nào như một giấc chiêm bao, bấy nhiêu nay tâm trí tôi mê man, thân xác rã rời. Chịu đựng không nỗi, tuyệt vọng cứ mãi bám chặt lên người tôi. Căn nhà ngày nào đầy tiếng cười của Đoan của tôi nay đã như nấm mộ chôn cứng người tôi. Những khuôn mặt trong đời...tất cả đều như câu chuyện thần thoại, tôi mong mỏi trôi vào ký ức.

 

May mà bác đạp xích lô đã kỳ diệu kéo tôi về với hiện tại để đối diện với sự thật của cuộc đời. Tôi nao nức quay quắt muốn nhìn lại khuôn mặt của con. Không ngần ngại, tôi ôm lấy bác mà khóc, mà cảm ơn. Tương lai là điều gì tôi không rõ, nhưng tôi còn có đứa con, còn ba mẹ tôi bên cạnh.

 

Đêm vẫn bao phủ quanh đây. Trên cầu vắng vẻ, ít bộ hành qua lại. Ánh sáng của ngọn đèn đường vàng hiu hắt loang loáng trên giòng nước. Từng hàng xe bình thản nối đuôi nhau. Tự tay tôi dìu bác đứng lên, đưa tay phủi hêát những cọng cỏ vướng bâïn trên chiếc áo thô sơ của bác, nép đầu vào vai người bác lạ. Ông dìu tôi về phía chiếc xe xích lô đậu bên lề đường. Một đoàn xe vụt qua đường với những tiếng còi inh ỏi, bác nhìn tôi mỉm cười, giòng nước mắt trên mặt tôi, trên mặt bác đã vơi đi từ lâu.

 

Tôi cầm tay người bác lạ đã từng cứu vớt tôi ra khỏi giòng sông:

 

-Thôi mình về nghe bác. 

 

Bỗng nhiên tôi nhớ đến khuôn mặt của ba, của mẹ, Tôi muốn trở về căn nhà nhỏ thân yêu. Ở đó tôi vẫn còn có tình thương vô bờ bến đang mong chờ tôi...

 

 

Quách Y Lành
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Xa Xóm Mũi (31-03-2024)
    X - Năm Một Ngàn Chín Trăm Năm Xưa (31-03-2024)
    Vị Của Lời Câm (31-03-2024)
    Neo Lại Bóng Mình (18-02-2024)
    Bóng Của Thành Phố (18-02-2024)
    Chuyện Cục Kẹo (24-01-2024)
    Con Trai Và Má (24-01-2024)
    Củi Mục Trôi Về (24-01-2024)
    Bùa Yêu Và Con Nhỏ Thất Tình... (24-01-2024)
    Biết Sống (07-01-2024)
    Biển Của Mỗi Người (07-01-2024)
    Ấu Thơ Tươi Đẹp (07-01-2024)
    Áo Rách Và Nắm Bụi (07-01-2024)
    Ai Biểu Xấu (30-11-2023)
    Áo Tết (30-11-2023)
    Bên Sông (01-10-2023)
    Bóng Của Thành Phố (01-10-2023)
    Ăn cơm một mình (01-10-2023)
    Từ bi ươm sức sống (01-10-2023)
    Nhà mưa (24-08-2023)

Các bài viết cũ:
    Ngọn đồi hoa tím (10-11-2014)
    Bên kia bờ thoáng nhớ (03-11-2014)
    Nỗi Lặng Yên (26-10-2014)
    Người Mẹ Không Con (13-10-2014)
    Màu Lá Ngô Đồng (06-10-2014)
    Con dốc đầu đời (29-09-2014)
    Chuông Giáo Đường (18-09-2014)
    Lãng đãng mùa thu đến (02-09-2014)
    Khi mặt trời trốn mất (25-08-2014)
    Mẹ (12-08-2014)
    Muộn Màng (28-07-2014)
    Một Góc Đời (15-05-2014)
    Góc phố tình yêu (04-05-2014)
    Lối nắng (23-04-2014)
    Năm đại gia bất động sản và vợ chồng ngư phủ cùng ba điều ước (19-02-2014)
    Xuân trên đảo (22-01-2014)
    Màu mắt lạ (28-10-2013)
    Vẫn mãi là đóa hoa hồng (10-05-2013)
    Nhánh Sông Của Biển (19-11-2012)
    Dòng Nước Lũ (05-11-2012)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152877825.